browser tweaks

Bệnh lao phổi là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh lao phổi phổ biến

Lao phổi là một trong những căn bệnh truyền nhiễm và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học, bệnh đã có những biện pháp điều trị vô cùng hiệu quả. Vậy bệnh lao phổi là gì? Cách chữa trị như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Browser Tweaks để biết câu trả lời nhé.

Bệnh lao phổi là gì?

Bệnh lao phổi là căn bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, xảy ra khi vi khuẩn M.Tuberculosis tấn công chủ yếu vào phổi của người. Bệnh lao phổi dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.

Trong điều kiện tự nhiên, vi khuẩn lao tồn tại 3 – 4 tháng. Trong phòng thí nghiệm, chúng có thể được bảo quản trong nhiều năm. Nếu dưới ánh nắng mặt trời vi khuẩn này sẽ chết trong vòng 1,5 giờ và sống được 5 phút khi bị chiếu tia cực tím. 

Vi khuẩn lao là một vi khuẩn ái khí vì vậy vi khuẩn thích cư trú trong môi trường có nhiều oxy. Chính vì đặc tính này mà vi khuẩn lao thường trú ở phổi và số lượng vi khuẩn có nhiều nhất trong các hang lao có phế quản thông.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lao phổi là gì?

Dấu hiệu nhận biết bệnh lao phổi là gì?

Trong giai đoạn ủ bệnh, bệnh nhân lao phổi không có hoặc có ít biểu hiện các triệu chứng bệnh, do đó rất khó để phát hiện được bệnh nhân mắc bệnh trong giai đoạn này.

Ở nền bệnh lao tiến triển, tùy vào mức độ gây bệnh ở từng cơ quan mà bệnh nhân sẽ có các triệu chứng khác nhau. Ở lao phổi, các dấu hiệu thường biểu hiện qua đường hô hấp như:

  • Ho khan, ho ít, nhiều khi người bệnh không để ý mình bị ho từ lúc nào. Nếu bệnh nhân có ho khan kéo dài, sốt nhẹ trên 3 tuần bác sĩ chỉ định chụp X-quang phổi và làm xét nghiệm đờm tìm trực khuẩn lao.
  • Ho khạc đờm và đờm thường có màu trắng.
  • Ho ra máu số lượng từ ít tới nhiều.
  • Thường hay có triệu chứng khó thở, ran ẩm, ran nổ vùng tổn thương.

Nguyên nhân gây bệnh lao phổi là gì?

Nguyên nhân gây bệnh lao phổi là gì?

Bệnh lao phổi lây lan qua không khí, mầm bệnh không tồn tại trong tự nhiên và không có vật trung gian truyền bệnh. Nguồn lây bệnh chủ yếu là người hoặc một động vật mắc vi khuẩn lao, bệnh dễ lây truyền khi người, động vật nhiễm bệnh ho, hắt hơi tạo ra hạt nước bọt rất nhỏ chứa nhiều vi khuẩn lao lơ lửng trong không khí.

Chúng ta có thể hít những hạt này vào phổi và mắc bệnh. Ngày nay, người ta chia bệnh lao thành 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn lao nhiễm: Vi khuẩn lao xâm nhập vào phổi gây xơ nhiễm, từ đó lan theo các con đường bạch huyết, đường máu và làm tổn thương một số cơ quan khác.
  • Giai đoạn lao bệnh: Đối với bất kỳ mọi lứa tuổi, có khoảng 10% lao nhiễm sẽ chuyển sang lao bệnh và 80% số bệnh lao này sẽ xảy ra trong 2 năm đầu đời. 50% số bệnh lao còn lại là nguồn lây mới trong xã hội.

Những trường hợp có nguy cơ mắc bệnh lao phổi

Lao dễ lây từ người này sang người khác qua đường hô hấp, vì thế những đối tượng sau đây có nguy cơ cao mắc lao phổi:

  • Người tiếp xúc, nói chuyện, chăm sóc gần gũi với người mắc bệnh lao 
  • Người sống, làm việc tại vùng có tỷ lệ mắc lao cao hoặc nơi có bệnh nhân lao sinh sống
  • Người mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch như HIV, bệnh gan và lách
  • Nguy cơ chuyển lao tiềm ẩn thành bệnh lao phổi
  • Người nhiễm HIV, sử dụng ma túy ở dạng chích
  • Gầy sụt cân (10%)
  • Bệnh bụi phổi silic, suy thận hoặc chạy thận
  • Đái tháo đường, cắt dạ dày, ruột non, ghép tạng
  • Dùng thuốc corticoid kéo dài hoặc thuốc ức chế miễn dịch
  • Ung thư đầu cổ.

Phương pháp chẩn đoán bệnh lao phổi

Phương pháp chẩn đoán bệnh lao phổi

Để chẩn đoán dấu hiệu lao ở phổi, bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm để phát hiện bệnh:

  • Lâm sàng: Nếu bệnh nhân có biểu hiện ho kéo dài, ho ra máu, sốt nhẹ về chiều hoặc tối và gầy sút cân.
  • X-quang: Tổn thương xâm nhiễm xuất hiện ở đỉnh phổi là chủ yếu.
  • Tìm thấy trực khuẩn lao thông qua các mẫu bệnh phẩm như: đờm, dịch màng phổi, dịch phế quản.
  • Tổn thương nang lao trên sinh thiết: sinh thiết phổi, hạch, niêm mạc phế quản.
  • Kết quả PCR-BK: dương tính

Biến chứng của bệnh lao phổi là gì?

Tràn dịch và tràn khí màng phổi

Tràn dịch màng phổi có nước dịch màu vàng chanh, dịch tiết chứa nhiều protein và lympho bào, đôi khi là dịch có màu hồng hoặc đỏ. Trường hợp tràn khí màng phổi xảy ra khi vỡ một hang lao thông với hang màng phổi, triệu chứng là đau ngực đột ngột bên có tràn khí và khó thở.

Khi khí và dịch tràn ra nhiều sẽ ép phổi lại còn một thể tích rất nhỏ. Thể tích này không thể cung cấp đủ khí khiến bệnh nhân bị ngạt thở và tử vong. Do đó, cần xử lý ngay tràn dịch và khí để khai thông sự dễ thở cho người bệnh.

Lao thanh quản

Thường có biểu hiện khàn tiếng, thay đổi giọng nói, đau tai, nuốt đau. Khám thường thấy loét ở dây thanh âm hoặc những nơi thuộc đường hô hấp trên. Cần phải xét nghiệm đờm trực khuẩn Koch khi bệnh nhân đang bị lao phổi tiến triển.

Nấm Aspergillus phổi

Có trường hợp bệnh lao đã được chữa khỏi nhưng vẫn để lại các hang. Các hang này có thể bị nhiễm nấm Aspergillus fumigatus, dẫn tới ho ra máu nặng thậm chí là tử vong.

Rò thành ngực

Nếu không được phát hiện và điều trị hoặc điều trị không đủ thuốc, không đủ thời gian hoặc lao kháng thuốc có thể gây ra rò thông phế quản, thành ngực.

Phương pháp điều trị bệnh lao phổi hiệu quả nhất

Nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng phác đồ, thì phần lớn bệnh lao đều khỏi mà không chịu biến chứng. Hiện nay, phương pháp điều trị bệnh lao phổi phổ biến là dùng kết hợp kháng sinh tối thiểu 6 tháng. Tùy thuộc vào thể trạng và bệnh lý bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có từng phác đồ riêng với từng người.

Việc điều trị sớm giúp bệnh nhân mau chóng khỏi bệnh và giảm biến chứng, không chỉ vậy còn giảm bớt gánh nặng trong cộng động. Phương pháp điều trị lao theo đúng quy chuẩn của bộ y tế bao gồm:

  • Điều trị có kiểm soát trực tiếp (DOTS).
  • Điều trị theo phác đồ được Bộ Y tế quy định cho các trường hợp lao ở phổi mới được phát hiện.

Cách phòng ngừa ho lao ở phổi

Cách phòng ngừa ho lao ở phổi

Hiện nay, biện pháp để ngừa lao là tiêm vắc xin phòng bệnh. Vắc xin lao khi vào cơ thể giúp tạo miễn dịch chủ động phòng chống lại sự tấn công của vi khuẩn lao. Ở nước ta vắc xin BCG để tiêm phòng lao cho trẻ em đang được sử dụng chủ yếu.

Bên cạnh tiêm vắc xin phòng lao, chúng ta cần thực hiện các biện pháp tự bảo vệ sức khỏe trước sự tấn công của vi khuẩn lao như:

  • Hạn chế tiếp xúc gần với người mắc bệnh lao phổi.
  • Mở cửa cho không khí trong phòng được thông thoáng.
  • Cần phải đeo khẩu trang thường xuyên, nhất là khi chăm sóc bệnh nhân lao.

Cách chăm sóc người mắc bệnh lao phổi là gì?

Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bị mắc bệnh lao phổi, khi chăm sóc cho bệnh nhân bị mắc bệnh lao phổi, đặc biệt là người già, chúng ta cần phải tuân thủ những điều như sau:

  • Người bệnh bắt buộc phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với những người xung quanh.
  • Khi ho, hắt hơi phải che miệng và khạc đờm đúng nơi quy định.
  • Đờm hay các vật chứa nguồn lây phải được hủy đúng phương pháp. 
  • Tận dụng ánh nắng mặt trời cho nơi ở và các vật dụng của người bệnh càng nhiều càng tốt. 
  • Xử lý chất thải của bệnh nhân là bước quan trọng để tránh việc lây lan lao ra cộng đồng, một số chất dịch như đờm, đồ chứa của bệnh nhân cần được đốt hoặc xử lý. 
  • Bệnh nhân mắc HIV/AIDS cần uống INH 300mg/ngày trong vòng 6 tháng để dự phòng lao. 
  • Những bệnh nhân bị đái tháo đường, loét dạ dày… cần được tầm soát bệnh lao thường xuyên để phòng bệnh. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể phòng các biến chứng.
  • Trong trường hợp bệnh nhân bị khó thở, không thể tự hô hấp thì có thể thuê máy thở của công ty Cấp Cứu Vàng để hỗ trợ hô hấp kịp thời.

Bệnh lao phổi là một trong những bệnh viêm đường hô hấp dưới phổ biến nhất trong xã hội hiện đại. Mặc dù có thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng sẽ mất nhiều thời gian do điều trị kéo dài, vì vậy cần có biện pháp phòng ngừa bệnh ngay từ đầu. Nếu nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị.