browser tweaks

Phần mềm quản lý vân tải là gì? Lợi ích của phần mềm với doanh nghiệp

Ngành công nghiệp vận tải, hay còn được hiểu dưới một khái niệm khác là lĩnh vực vận chuyển hàng hóa là một trong những mảng quan trọng của ngành Logistics, một trong những ngành nghề đang có tốc độ phát triển nhanh nhất nhờ vào quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Đi lên cùng sự phát triển, đó là nhờ vào sự ứng dụng công nghệ trong ngành vận tải, giúp cho các hoạt động lưu thông, chuyên chở hàng hóa được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng hơn so với phương pháp quản lý truyền thông. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về phần mềm quản lý vận tải để hiểu sự ưu việt của chúng nhé.

Thực trạng ngành vận tải Việt Nam hiện nay

Thực trạng ngành vận chuyển hàng hóa Việt Nam

Ngành vận tải hàng hóa có vai trò quan trọng trong việc duy trì tăng trưởng kinh tế quốc gia. Cụ thể, nó đóng vai trò vận chuyển hàng hóa và con người từ vị trí này đến vị trí khác một cách an toàn và nhanh chóng. Nhờ sự hội nhập sâu rộng của Việt Nam mà khối lượng hàng khách, hàng hóa xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu, quá cảnh tăng lên cao. Kéo theo sự tăng trưởng đó, ngành vận tải, logistics cũng trên đà phát triển để bắt kịp với tốc độ phát triển kinh tế. Trong đó, vận tải đường thủy hiếm khoảng hơn 17% tỷ trọng vận tải cả nước, vận tải đường bộ là khoảng 77% và vận tải biển ven bờ là 5%. Còn lại là các phương thức vận tải khác (Thời báo Tài chính Việt Nam, 2019).

Nhìn nhận được vai trò phát triển của ngành vận tải, chính phủ Việt Nam đã đầu tư không ít ngân sách, nâng cao chất lượng đường sá, cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó các văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ được soạn thảo, ban hành, tổ chức thực hiện nhằm nỗ lực đưa ngành vận tải Việt Nam hoạt động một cách chuyên nghiệp nhất.

Tuy nỗ lực là thế nhưng nhìn chung ngành vận tải của Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Đó là tình trạng cung và cầu chênh lệch do việc xây dựng cảng biển tràn lan hiện nay. Việc nâng cấp đầu tư đường bộ vẫn chưa đáp ứng được khối lượng phương tiện giao thông tăng mạnh, dẫn đến những tình trạng kẹt xe, ùn tắc, dễ xảy ra rủi ro khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vận tải Việt Nam vẫn còn đầu tư về công nghệ chưa mạnh, khiến cho chất lượng dịch vụ chưa thật sự cao.

Phần mềm quản lý vận tải là gì?

Phần mềm quản lý vận tải (Transportation management system – TMS) là thiết kế phần mềm và xây dựng với một số tính năng cần thiết phục vụ cho ngành vận tải như lên kế hoạch, theo dõi quá trình vận chuyển, hướng dẫn định tuyến, phân tích báo cáo số liệu kinh doanh vận tải, kiểm tra thanh toán hoá đơn vận chuyển, lập và xử lý cuộc hẹn, quản lý khiếu nại, xử lý hàng trả lại,…

Kinh nghiệm 20 năm trong nghành Software Industry của Matt Long – CEO tại Groove Technology Company cho biết mục đích của phần mềm là cải thiện hiệu suất trong khâu vận tải vận chuyển hàng hóa, hạn chế những sai sót, rủi ro mà khâu quản lý truyền thống thường mắc phải. Phần mềm logistics thường được thiết kế dựa vào yêu cầu quản lý đặc thù riêng của các doanh nghiệp, công ty xuất nhập khẩu, các tổ chức quản lý nhà nước.

Phần mềm quản lý vận tải là gì?

Nhìn chung, một phần mềm quản lý vận tải sẽ đảm nhận tất tần tật tất cả các khâu trong quy trình quản lý, từ khâu đặt hàng đến kết thúc quá trình giao nhận, kể cả những công việc trung gian như chuyển điều phối xe cho từng container, quản lý đầu kéo và tính hiệu quản vận hành cho từng xe container vận chuyển. Phần mềm này được áp dụng trong nhiều lĩnh vực đa dạng như vận chuyển hàng hải nội địa – quốc tế, hàng không, đường bộ, đường sắt, container, dịch vụ giao hàng khu vực…

Những thông tin chi tiết được lưu trong phần mềm TMS gồm có những thông tin về chủ hàng, nhà phân phối, nhà bán lẻ, chủ xe, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, khách hàng,… TMS sẽ liên kết, xử lý và chia sẻ những thông tin trên, quản lý theo thời gian thực, điều phối viên dùng lập kế hoạch, thực hiện và theo dõi các đơn hàng.

Thông thường, một phần mềm quản lý vận tải TMS sẽ là “mix” giữa phần quản lý đơn hàng (OMS) và phần mềm quản lý kho (WMS), và có đôi khi sẽ kết hợp cả phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp (ERP). Đơn hàng sẽ được nhận từ phần mềm ERP hoặc từ phần mềm OMS. Sau đó hệ thống một trong hai phần mềm trên sẽ điều phối việc giữa kho và chủ hàng, tiến hành sắp xếp hàng hóa, lên lịch vận chuyển, quản lý kho bãi, quy trình đóng gói… một cách chủ động và chuẩn xác nhất.

Những lợi ích mà phần mềm vận tải đem lại

Với chia sẻ của đơn vị vận chuyển hàng đầu Việt Nam hiện nay – Nam Phú Thịnh, chúng tôi đã có những thông tin vô cùng để mang đến bạn đọc quan tâm về phần mềm này và ứng dụng của nó trong thực tế. Dưới đây là một số lợi ích tiêu biểu mà phần mềm vận tải đem lại cho các bên gồm:

Lợi ích cho chủ xe:

  • Tăng cường hiệu quả vận tải: thông qua chức năng gợi ý lên kế hoạch điều phối vận tải theo tuyến đường ngắn nhất, chi phí là thấp nhất, giao hàng nhanh nhất, sử dụng ít xe nhất…
  • Tiết kiệm chi phí: thông qua phần mềm vận tải, chủ xe có thể tiết kiệm chi phí thuê nhân lực, vận hành, và tiết kiệm những chi phí phát sinh do việc vận tải kém hiệu quả
  • Tối ưu hóa thiết bị thông qua kết hợp nghiệp vụ vận tải chuyên nghiệp
  • Giám sát tài xế, quá trình vận chuyển hiệu quả chỉ thông qua một thiết bị.
  • Đảm bảo việc khai thác, quản lý, xoay vòng đội vận chuyển linh hoạt, nhuần nhuyễn, giúp xe chạy được nhiều chuyến hơn
  • Tổng kết và xuất báo cáo hoạt động kinh doanh, sao kê, đối chiếu với nội bộ/khách hàng nhanh chóng
  • Tiết kiệm thời gian, đơn giản hóa quy trình kiểm tra kho hàng chỉ thông qua phần mềm quản lý vận chuyển logistics

Lợi ích cho chủ hàng:

  • Theo dõi tình hình xử lý và vận chuyển từ phía đơn vị vận tải
  • Dễ dàng theo dõi thông số của các đơn hàng thông qua phần mềm, gồm vị trí, tình trạng hàng hóa, rủi ro phát sinh
  • Quản lý hiệu quả với rất nhiều các phương án khác nhau được đưa ra
  • Dễ dàng tích hợp với các thiết bị nội bộ hoặc các phần mềm quản lý khác để có cơ sở dữ liệu đánh giá hoạt động kinh doanh
  • Tạo lập đơn hàng trực tiếp, giảm thiểu những thao tác thiết lập đơn hàng và thông báo theo truyền thống.

Lợi ích cho doanh nghiệp 3PL:

  • Có cơ sở đánh giá các đối tác vận tải khác nhau thông qua bảng đánh giá về hiệu quả vận chuyển và chi phí, từ đó có cơ sở hợp tác với bên phù hợp nhất
  • Giám sát hiệu quả quá trình vận chuyển đơn hàng đối với xe nhà và xe đối tác theo thời gian thực
  • Tổng kết và xuất các báo cáo về hoạt động kinh doanh, hiệu quả vận chuyển, đối chiếu với cơ sở dữ liệu nội bộ để có cái nhìn khách quan hơn, đồng thời tìm ra phương án tối ưu nhất
  • Tăng doanh thu thông qua việc tối ưu hóa hiệu quả khai thác quay vòng xe

Nên chọn phần mềm quản lý vận tải ở đâu?

Thiết kế website bán hàng theo yêu cầu chất lượng tại Mona Media

Mona Media là đơn vị thiết kế website và phần mềm chuyên nghiệp theo nhu cầu riêng cho doanh nghiệp. Với hơn 10 năm hoạt động, là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp Nhật Bản (thị trường khó tính số 1 thế giới), Mona Media tự tin đem đến không chỉ là phần mềm, mà còn là trọn bộ giải pháp tối ưu hóa hoạt động của các doanh nghiệp vận tải.

Phần mềm quản lý vận tải Mona Media được tích hợp trên nhiều nền tảng khác nhau từ website application cho đến app IOS/Android, tivi, di động, máy tính,… hoạt động trên đa hệ điều hành từ Android đến iOS… giúp người dùng sử dụng dễ dàng trên bất cứ thiết bị nào. Mỗi sản phẩm mà Mona Media đem lại đều được nghiên cứu kỹ lưỡng sao cho tối ưu hóa yếu tố UX (User Experience), tăng trải nghiệm người dùng tối đa. Bên cạnh đó, Mona Media không ngừng cập nhật những công nghệ mới nhất trên phần mềm, sử dụng giao diện thân thiện và chuẩn thuần Việt, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam hiệu quả nhất. Hiện nay, phần mềm quản lý vận tải Mona Media cũng được nhiều doanh nghiệp hàng đầu ngành logistics tin dùng như công ty cổ phần xuất nhập khẩu Cẩm ThạchVõ Minh Thiên Logistics, công ty vận chuyển hàng nguy hiểm Nam Phú Thịnh,…

  • Nếu bạn cần sử dung các phần mềm có sẵn, hay thảm khảo ngay các phần mềm quản lý vận chuyển (được xây dựng sẵn để sử dụng ngay, độ phù hợp với công ty bạn là chưa xác định) bao gồm: ByteSoft, Xman Logistics, SOF, Logistics Winta,…

Hy vọng với những chia sẻ phía trên của chúng tôi sẽ giúp bạn có những cái nhìn và nhận định khách quan về phần mềm TMS quản lý vận tải và tìm được phương thức hợp lý cho doanh nghiệp – cho mô hình kinh doanh của mình, chúc bạn thành công!